6 LOẠI TURBO TĂNG ÁP PHỔ BIẾN HIỆN NAY

1. Turbo tăng áp đơn (Single turbo).

  • Sự khác biệt kích thước giữa các cánh nén khí và cánh tuabin sẽ dẫn đến đặc tính mô men xoắn hoàn toàn khác nhau. Các cánh lớn hơn cung cấp mức công suất tốt hơn ở cấp cao hơn, trong khi các cánh nhỏ hơn có thể quay nhanh hơn và tạo ra công suất ở cấp thấp tốt hơn.

Turbo tăng áp đơn

(Single turbo)

Ưu điểm:

  • Hiệu suất động cơ tối ưu.
  • Đây là loại turbo tăng áp đơn giản và dễ lắp đặt nhất.
  • Được sử dụng ở các động cơ nhỏ hơn để tạo ra sức mạnh tương đương với các động cơ hút khí tự nhiên lớn hơn.

Nhược điểm:

  • Có phạm vi vòng tua máy (RPM) hiệu quả hơi hẹp.
  • Điều này làm cho kích thước trở thành một vấn đề, vì bạn sẽ phải lựa chọn giữa mô-men xoắn lớn ở cấp thấp hoặc công suất cao ở cấp cao hơn.
  • Phản ứng không linh hoạt so với các kiểu turbo khác.

2.Turbo tăng áp kép (Twin-Turbo hay Bi-Turbo).

  • Động cơ turbo tăng áp kép sử dụng cùng lúc hai bộ turbo tăng áp truyền thống. Kích thước hai bộ turbo tăng áp này có thể khác nhau. Cách bố trí là mỗi bộ turbo sử dụng cho một dãy xi lanh (động cơ V6, V8,…) hoặc một bộ sử dụng cho vòng tua thấp, một bộ sử dụng cho vòng tua cao (động cơ I4, I6,…).

Turbo tăng áp kép

(Twin-Turbo hay Bi-Turbo)

Ưu điểm:

  • Hiệu suất động cơ tối ưu.
  • Được sử dụng ở các động cơ nhỏ hơn để tạo ra sức mạnh tương đương với các động cơ hút khí tự nhiên lớn hơn.
  • Giúp xe có mô-men xoắn lớn ở cấp thấp, nhưng công suất sẽ không giảm ở cấp cao như với turbo tăng áp đơn.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao vì phải đã tăng gần gấp đôi các thành phần turbo.
  • Kết cấu phức tạp hơn so với turbo đơn do động cơ cần nguồn cung cấp dầu dồi dào và bơm dung dung tích lớn.

3. Turbo tăng áp cuộn kép (Twin-scroll turbo).

  • Turbo tăng áp cuộn kép có cấu tạo tương tự như turbo tăng áp đơn nhưng có đến hai ống tuabin (loại turbo đơn chỉ có một ống). Hai ống này sẽ nối với hai ống xả khác nhau. Ví dụ nếu động cơ có 4 xi lanh thẳng hàng theo thứ tự 1-3-4-2 thì xi lanh 1 và 4 sẽ có dùng chung một đường ống xả và kết nối với ống tuabin thứ nhất, xi lanh 2 và 3 sẽ có dùng chung một đường ống xả và kết nối với ống tuabin thứ hai.

Turbo tăng áp cuộn kép

(Twin-scroll turbo)

Ưu điểm:

  • Năng lượng đầu vào khoang tuabin cao do tận dụng tối đa áp suất khí thải.
  • Hiệu suất tốt ở tốc độ và tải động cơ thấp – trung bình.
  • Cải thiện phản ứng của turbo tăng áp ở các điều kiện nhất thời (tăng tốc động cơ).
  • Sử dụng cả năng lượng nhiệt và xung (sóng áp suất) của khí thải để có nén khí nạp tốt, ít độ trễ hơn so với loại turbo đơn.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả kém ở tốc độ và tải động cơ cao.
  • Chi phí và độ phức tạp cao.

4. Turbo tăng áp điều khiển cánh VGT (Variable Geometry Turbo).

  • Công nghệ Turbo tăng áp điều khiển cánh VGT được sử dụng trong các động cơ diesel. Công nghệ này trang bị các cánh điều hướng bên trong turbo, giúp tạo ra đường dẫn hẹp để tăng tốc độ của dòng khí thải tác động lên cánh tuabin, qua đó làm tăng tốc độ quay tuabin và áp suất nén không khí.
  • Việc này giúp hạn chế tối đa hiện tượng turbo lag xảy ra khi động cơ cần tăng tốc đột ngột mà lưu lượng khí xả xảy ra không có đủ để tăng tốc cánh tuabin ngay lập tức, dẫn đến cánh nén khí không bơm đủ không khí vào buồng đốt.

Turbo tăng áp điều khiển cánh VGT   

(Variable Geometry Turbo)

Ưu điểm: 

  • Hiệu quả ở phạm vi RPM lớn, giúp xe chạy nhanh, êm ái, không gây tiếng ồn.
  • Kết cấu đơn giản, lắp đặt dễ dàng.

Nhược điểm: 

  • Tính ứng dụng hạn chế vì thường chỉ sử dụng trong động cơ diesel, nơi có lượng khí thải thấp, tránh hư hỏng do nhiệt với các cánh điều hướng.

5. Turbo tăng áp cuộn kép biến thiên (Variable twin-scroll turbo).

  • Turbo tăng áp cuộn kép biến thiên là sự kết hợp của turbo tăng áp cuộn kép và turbo tăng áp VGT. Ở các vòng quay thấp, một trong hai ống tuabin được đóng hoàn toàn, nén toàn bộ khí xả vào ống còn lại làm tăng tốc độ phản ứng và công suất ở cấp thấp. Khi tăng tốc, van mở ra cho phép không khí vào ống tuabin còn lại khiến hiệu suất tăng áp sẽ cao hơn.

 

Turbo tăng áp cuộn kép biến thiên

(Variable twin-scroll turbo)

Ưu điểm:

  • Rẻ hơn đáng kể so với turbo VGT, do đó có thể áp dụng cho động cơ xăng.
  • Cung cấp công suất và momen xoắn lớn ở các vòng tua.
  • Mạnh mẽ hơn trong thiết kế so với VGT dựa trên việc lựa chọn vật liệu.

Nhược điểm:

  • Chi phí và độ phức tạp cao hơn so với sử dụng một turbo đơn hoặc turbo cuộn kép truyền thống.
  • Công nghệ này đã được nghiên cứu trước đây, nhưng dường như không bắt kịp trong thế giới sản xuất do có những thách thức về công nghệ.

6. Turbo tăng áp điện (Electric turbo).

  • Turbo tăng áp điện là công nghệ mới cho phép các nhà sản xuất xe đáp ứng được tiêu chuẩn về khí thải nghiêm ngặt trong tương lai.
  • Turbo này hoàn toàn khác với các loại turbo tăng áp khác. Nó được sử dụng để giảm độ trễ, cung cấp phản ứng tuyệt vời trong phạm vi vận hành động cơ, ngay cả ở vòng tua động cơ và tốc độ xe thấp.
  • Điều này được thực hiện bằng cách gắn một động cơ điện làm quay cánh nén khí từ khi khởi động và ở các vòng tua thấp cho đến khi lượng khí thải đủ để làm cho turbo hoạt động.

 Turbo tăng áp điện

(Electric turbo)

Ưu điểm:

  • Bằng cách kết nối trực tiếp động cơ điện với bánh máy nén khí, hầu như có thể loại bỏ hiện tượng trễ turbo và khí thải không đủ. Năng lượng lãng phí được phục hồi bằng cách kết nối động cơ điện với tuabin.
  • Cung cấp công suất và momen xoắn lớn ở các vòng tua.

Nhược điểm:

  • Chi phí và độ phức tạp cao.
  • Trọng lượng trở thành một vấn đề, đặc biệt là việc bổ sung pin trên xe, sẽ cần thiết để cung cấp đủ năng lượng cho turbo khi cần thiết.

 

Zalo
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn